Chương trình tọa đàm giữa Trường Đại học Kinh kế – Kỹ thuật Công nghiệp (UNETI) và Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Kim loại Công nghiệp, Sở Khoa học và Công nghệ Philippines
Chiều ngày 19/7/2024, tại cơ sở 218 Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp (UNETI) đã tổ chức chương trình Tọa đàm với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Kim loại Công nghiệp, Sở Khoa học và Công nghệ Philippines và thảo luận các chuyên đề hợp tác cùng nhau trong tương lai.
Tới dự chương trình, về phía Cục Công nghiệp – Bộ Công thương Việt Nam có:
1. Ông Chu Việt Cường – đại diện lãnh đạo Trung tâm Hỗ trợ phát triển công nghiệp.
Về phía Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Kim loại Công nghiệp, Sở Khoa học và Công nghệ Philippines có:
1. Ông AGUSTIN M. FUDOLIG – Phó Giám đốc điều hành cùng các chuyên gia dự án, chuyên gia nghiên cứu khoa học cao cấp và các chuyên gia giám sát khoa học đi cùng.
Về phía các Trường Đại học Philippines có:
1. Ông AMBROSIO B. CULTURA – Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học và Công nghệ phía Nam Philippines
2. Ông ARTHUR G. IBANEZ – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Kiến trúc Philippines
3. Ông AUDY R. QUEBRAL – Đại diện Ban điều hành Trường Đại học bang Cagayan, Philippines
Cùng các Giáo sư và các Trưởng khoa chuyên môn
Về phía Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp có
1. PSG.TS Nguyễn Hữu Quang – Phó Hiệu trưởng
Cùng các Thầy cô lãnh đạo các khoa chuyên môn, các phòng ban, trung tâm tham dự chương trình.
Toàn cảnh chương trình Tọa đàm
Mở đầu chương trình, PGS.TS Nguyễn Hữu Quang – Phó Hiệu trưởng Nhà trường khai mạc chương trình và gửi lời chào mừng đoàn đại biểu của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Kim loại Công nghiệp, Sở Khoa học và Công nghệ Philippines và các Trường Đại học Philippines đến làm việc, trao đổi và thực hiện chương trình tọa đàm với Nhà trường liên quan đến các lĩnh vực vật liệu kim loại, thiết kế, gia công, vận hành sản phẩm cơ khí, tự động hóa, các nhóm nghiên cứu trọng điểm, xu hướng dịch chuyển từ các module truyền thống sang phát triển các module theo công nghệ hiện đại, trao đổi học thuật, hợp tác nghiên cứu khoa học, đào tạo và chuyển giao công nghệ trong tương lai gần. Đây là một trong các lĩnh vực trọng tâm của Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp, một trong những trường Đại học trọng điểm của Bộ Công thương trong định hướng phát triển của Nhà trường là một trong những trường Đại học theo định hướng ứng dụng hàng đầu của Bộ Công thương.
PGS.TS Nguyễn Hữu Quang – Phó Hiệu trưởng khai mạc chương trình
Tiếp theo, PGS.TS Nguyễn Hữu Quang trình bày xu hướng đào tạo ngành nghề, phát triển nguồn nhân lực trong các lĩnh vực khoa học – công nghệ và phát triển bền vững. Để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, Nhà trường thường xuyên cập nhật, chỉnh sửa chương trình đào tạo dành cho sinh viên các ngành học khác nhau, bậc học khác nhau, phát triển đa ngành nghề, phát triển, mở rộng các nhóm nghiên cứu trọng điểm. Chương trình đào tạo được xây dựng theo phương thức tiếp cận CDIO (Conceive – Design – Implement – Operate) nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng làm việc đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Hàng năm, Nhà trường tổ chức Cuộc thi Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp, kết hợp với nguồn tài trợ của các doanh nghiệp hợp tác khuyến khích các đội thi của sinh viên toàn trường tham gia, từ đó chọn lọc các hạt giống tài năng, chọn lọc các ý tưởng để triển khai, thực hiện ý tưởng trong thực tế, không còn chỉ là ý tưởng nghiên cứu trên giấy. Ngoài ra, Nhà trường hợp tác tác đào tạo với các trường Đại học quốc tế uy tín trong khu vực và thế giới, hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để nâng cao chất lượng đào tạo, mở rộng các cơ hội đào tạo để sinh viên có nhiều chọn lựa phát triển bản thân. Song song với hoạt động thực hành thực tập của sinh viên, các giảng viên luôn đồng hành hỗ trợ, hướng dẫn sinh viên trong môi trường doanh nghiệp, tập đoàn. Đây cũng là một dịp để giảng viên Nhà trường phát triển nâng cao chuyên môn, tiếp cận với công nghệ cao của doanh nghiệp, tập đoàn. Từ đó, chất lượng đào tạo của Nhà trường ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động trong và ngoài nước.
Sau phần trình bày của Thầy Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp, đại diện lãnh đạo các Trường Đại học của Philippines cũng đề cập đến xu hướng phát triển giáo dục của đất nước Philippines và các mô hình hợp tác giáo dục đào tạo của mỗi trường. Về phía Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Kim loại Công nghiệp, Sở Khoa học và Công nghệ Philippines, ông AGUSTIN M. FUDOLIG – Phó Giám đốc điều hành giới thiệu và nhấn mạnh Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Công nghiệp Kim loại là cơ quan chính phủ Philippines duy nhất được ủy quyền cung cấp cho cả chính phủ và khu vực tư nhân trong lĩnh vực kim loại, kỹ thuật và các lĩnh vực liên quan ngành có trình độ quản lý và kỹ thuật chuyên nghiệp với chuyên môn về đào tạo kỹ sư, kỹ thuật viên; thông tin trao đổi; kiểm soát và thử nghiệm chất lượng; nghiên cứu & phát triển; chuyển giao công nghệ; và dịch vụ tư vấn kinh tế kinh doanh. Đồng thời, ông cũng trao đổi về các chương trình nghiên cứu của Trung tâm và các thành tựu, sản phẩm nghiên cứu mà Trung tâm cung cấp phục vụ sự phát triển của xã hội và cộng đồng. Đặc biệt, Trung tâm có sự hợp tác, gắn kết với các Trường Đại học trong nghiên cứu ứng dụng. Rất nhiều trang thiết bị của Trung tâm được đưa đến các Trường Đại học của Philippines để sinh viên, giảng viên tiếp cận máy móc công nghệ cao thực hành, thực tập và vận hành. Tuy nhiên, giống như các nước trong khu vực, Philippines nói chung và Trung tâm nói riêng cũng phải đối mặt với các thách thức như: thiếu nguồn nhân lực trong lĩnh vực đổi mới Khoa học – Công nghệ, văn hóa nghiên cứu kém phát triển, đầu tư không đủ cho R&D, thiếu tập trung vào thông tin về thị trường hoặc người tiêu dùng, văn hóa sở hữu trí tuệ chưa mạnh mẽ.
Vì vậy, sau phần trình bày của đoàn đại diện Philippines, các bên cùng nhau trao đổi, đặt câu hỏi, trả lời và cùng đề xuất các giải pháp phát triển bền vững, hợp tác chặt chẽ để giảm thiểu các thách thức, đầu tư dài hạn đổi mới Khoa học – Công nghệ, nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực.
Kết thúc chương trình, PGS.TS Nguyễn Hữu Quang bế mạc và các bên tặng quà lưu niệm, chúc mừng chương trình tọa đàm thành công, các thành viên tham dự chương trình đã chia sẻ và học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích.
Các đoàn chụp hình và tặng quà lưu niệm bế mạc chương trình:
Trước khi gửi lời chào tạm biệt Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp, đoàn đi tham quan phòng STEM, phòng truyền thống và các phòng thực hành của Nhà trường:
Tin tức liên quan
- Lễ Khai giảng lớp bồi dưỡng Lý luận chính trị cho đối tượng kết nạp...
- Lễ ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giữa Trường Đại học Kinh kế – Kỹ...
- Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp tổ chức Chương trình...
- Ngày hội hiến máu “Giọt hồng Uneti 2024 – lần 2”.
- UNETI tổ chức chương trình tập huấn “Đổi mới sáng tạo và ứng dụng đổi...
- Sinh viên Nguyễn Khắc Tùng Lâm lớp ĐHTD16A2CL – Gương mặt tiêu biểu trong hoạt...
- Đội thi UNETI xuất sắc giành giải Ba Cuộc thi ‘Người tiêu dùng trẻ trong...
- Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp tổ chức tập huấn Vòng...