Hội thảo khoa học của Đề tài cấp Sở KHCN tỉnh Nam Định “Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thiết bị quan trắc tự động một số chỉ tiêu ô nhiễm không khí trên nền tảng IoT”

Lượt xem: 895

Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế, tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh cùng với những hoạt động công nghiệp qui mô lớn đã đặt ra nhiều thách thức, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường không khí. Đo lường và giám sát các thông số môi trường khí đang là vấn đề thời sự với nhiều ứng dụng quan trọng trong nhiều lĩnh vực của đời sống, từ quản lý khu công nghiệp, đô thị, phục vụ dân sinh, giám sát tài nguyên, môi trường (rừng, núi, thảm thực vật, lưu vực sông, mỏ .v.v.).

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã và đang làm thay đổi việc ứng dụng kỹ thuật điều khiển mới vào lĩnh vực Điện – Điện tử công nghiệp, đây là một trong những lĩnh vực không thể thiếu được trong sự phát triển của các ngành Điện công nghiệp nói chung; trong ngành Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hoá nói riêng. Trên cơ sở đó, Thiết bị quan trắc tự động một số chỉ tiêu ô nhiễm không khí trên nền tảng công nghệ IoT, nhằm đánh giá các yếu tố môi trường từ xa (giám sát) qua App trên điện thoại (hệ điều hành Android), Website, Wife Internet, 3G, 4G, v.v… một cách chính xác được ứng dụng trong việc phát triển công nghiệp; công nghệ cao nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và quan trắc môi trường, chống biến đổi khí hậu, tiết kiệm năng lượng; tạo ra sự phát triển đời sống xanh sạch đẹp bền vững tại các thành phố lớn và các khu công nghiệp trong cả nước hiện nay.

Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường, Hội thảo khoa học Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo phần cứng, phần mềm của thiết bị quan trắc tự động một số chỉ tiêu ô nhiễm không khí trên nền tảng IoT đã được tổ chức ngày 30/09/2022 tại Hội trường nhà NC1, Số 353 Trần Hưng Đạo, Thành Phố Nam Định, Tỉnh Nam Định. Hội thảo nhằm tăng cường các hoạt động nghiên cứu Khoa học Công nghệ, trao đổi học thuật giữa Nhà trường và các Nhà khoa học, qua đó đóng góp ý kiến, giải pháp nhằm hoàn thiện thiết bị cho đề tài.

Tham dự Hội thảo về phía khách mời; Ban chủ trì hội thảo; chuyên gia ngoài trường có:

1. PGS.TS. Thái Quang Vinh – Viện Công nghệ thông tin Viện Hàn Lâm Khoa học Việt Nam, Trưởng ban Chương trình hội Tự động hóa Việt Nam, chủ trì hội thảo.

2. TS. Trần Đức Chuyển – Phó trưởng Bộ môn Điện Công Nghiệp Khoa Điện, thư ký hội thảo.

3. ThS. Đỗ Quang Hiệp – Giảng viên Khoa Điện, Phó Bí thư chi bộ Điện, Chủ nhiệm Đề tài nghiên cứu.

4. TS. Ngô Mạnh Tiến – Trưởng phòng Tự động hóa, Viện Vật Lý thuộc Viện HLKH và Công Nghệ Việt Nam.

5. TS. Phạm Ngọc Minh – Viện Công nghệ thông tin thuộc Viện HLKH và Công Nghệ Việt Nam.

6. TS. Ngô Duy Tân – Phó viện trưởng Viện Vũ Trụ, Viện HLKH&CNVN.

7. Ông Nguyễn Thành Công – GĐ Công ty TNHH Lctech – Việt Nam.

8. Ông Nguyễn Tài Hưng – GĐ Công ty Kỹ thuật công nghệ Long Hưng.

9. Ông Nguyễn Khắc Huynh – Viện HLKH và CNVN – Việt Nam.

10. Ông Nguyễn Hữu Quân – GĐ trung tâm PTHT khu công nghiệp tỉnh Nam Định.

11. Ông Trần Giai Nhân – Phó Trưởng Phòng QLKH sở KH và CN tỉnh Nam Định.

Cùng nhiều chuyên gia và đại diện các doanh nghiệp trong lĩnh vực môi trường, công nghiệp có mặt tham dự hội thảo.

Về phía Nhà trường, có các đại biểu:

1. ThS. Trần Ngọc Ban – Trưởng phòng Hành Chính Quản trị.

2. ThS. Nguyễn Trường Giang – Phụ trách phòng Đào tạo.

3. ThS. Trần Ngọc Sơn – Phó trưởng Khoa Điện.

4. ThS. Châu Thanh Phương – Phó trưởng Khoa Điện tử.

5. ThS. Nguyễn Thị Thu Hường – Cán bộ phòng Khoa học Công Nghệ.

Cùng đông đảo cán bộ, giảng viên và sinh viên Khoa Điện có mặt đông đủ.

Mở đầu chương trình, PGS.TS Thái Quang Vinh chủ trì hội thảo phát biểu khai mạc buổi hội thảo của Đề tài cấp sở Nam Định với chủ đề “Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thiết bị quan trắc tự động một số chỉ tiêu ô nhiễm không khí trên nền tảng IoT” và chúc cho buổi Hội thảo thành công tốt đẹp.

PGS.TS. Thái Quang Vinh – Chủ trì phát biểu khai mạc Hội thảo.

Sau phần phát biểu khai mạc, các đại biểu, khách mời và giảng viên, sinh viên của Khoa Điện đã nghe trình bày các báo cáo chuyên đề tại hội thảo.

Chủ nhiệm đề tài Th.S Đỗ Quang Hiệp đã trình bày tóm tắt quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài; Các kết quả chính và sản phẩm ứng dụng của đề tài vào thực tiễn; những đóng góp mới của đề tài đem lại và định hướng nghiên cứu phát triển tiếp theo.

Chủ nhiệm đề tài Th.S Đỗ Quang Hiệp – Báo cáo tại Hội thảo.

Báo cáo tham luận tại hội thảo bao gồm:

(1). Báo cáo Chuyên đề “Ứng dụng các giải pháp truyền dữ liệu cho hệ thống quan trắc môi trường trên nền tảng IoTdo TS. Ngô Duy Tân – Phó viện trưởng Viện Vũ Trụ, Viện HLKH và CNVN trình bày tại Hội thảo.

(2). Báo cáo Chuyên đề “Nghiên cứu thiết kế phần mềm truyền dữ liệu cho thiết bị quan trắc không khí tại Nam Địnhdo ông Nguyễn Thành Công – GĐ công ty TNHH Lctech – Việt Nam trình bày tại Hội thảo.    

(3). Báo cáo Chuyên đề “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo phần cứng cho thiết bị quan trắc không khí tại Nam Địnhdo Ông Nguyễn Tài Hưng – GĐ Công ty Kỹ thuật công nghệ Long Hưng trình bày tại Hội thảo.

(4). Báo cáo Chuyên đề Hợp tác nghiên cứu chuyển giao công nghệ hệ thống quan trắc không khí trong giai đoạn hiện nay ” Ông Nguyễn Khắc Huynh – Viện HLKH và CNVN trình bày tại Hội thảo.

(5). Báo cáo Chuyên đề “Vai trò của quản lý nhà nước trong đánh giá ô nhiễm không khí” do Ông Nguyễn Ngọc Quang – Tập đoàn Vinacontrol Việt Nam trình bày tại Hội thảo.

(6). Báo cáo Chuyên đề “Nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực quan trắc môi trường” do TS. Trần Đức Chuyển – Khoa Điện trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp trình bày tại Hội thảo.

Trong nội dung các báo cáo chuyên đề, đại biểu đến từ các doanh nghiệp đã đưa ra những vấn đề thực trạng cần giải quyết từ đó xây dựng những ý tưởng mới thiết thực nhằm trao đổi thảo luận, đánh giá xu hướng phát triển về một số giải pháp công nghệ nhằm nâng cao chất lượng cho các hệ thống điều khiển IoT ứng dụng trong lĩnh vực quan trắc tự động mà nhóm đề tài đã nghiên cứu về một số chỉ tiêu ô nhiễm không khí môi trường (nhiệt độ, độ ẩm, tổng lượng bụi, khí CO2, khí SO2 và PM10, PM2.5) trong các khu Công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định nói riêng và Việt Nam nói chung. Việc ứng dụng các giải pháp; những nghiên cứu mà các chuyên đề hội thảo đưa ra như: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng cho các hệ thống điều khiển IoT để đo và thu thập dữ liệu trực tuyến trên cơ sở các thiết bị đo thông minh; giải pháp truyền dữ liệu cho hệ thống quan trắc; giải pháp thiết kế chế tạo buồng lấy mẫu đo một số chỉ tiêu ô nhiễm không khí; giải pháp xử lý mẫu đo các thông số ô nhiễm không khí; giải pháp nghiên cứu chuyển giao công nghệ hệ thống quan trắc; giải pháp vai trò quản lý nhà nước trong đánh giá ô nhiễm không khí; giải pháp nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực quan trắc môi trường,.v.v… vào nhà máy công nghiệp; khu công nghiệp, khu đông dân cư đô thị; thành phố ở Việt Nam hiện nay và trong tương lai.

Sản phẩm của đề tài đã được lắp đặt tại Trung tâm Phát triển hạ tầng và Tư vấn đầu tư KCN tỉnh Nam Định (Đường Phạm Ngũ Lão – TP. Nam Định – Tỉnh Nam Định).

Lãnh đạo Sở KH & CN Nam Định kiểm tra thực nghiệm thiết bị tại hiện trường

Một số hình ảnh diễn ra tại buổi hội thảo:

Tại hội thảo, các đại biểu và các thầy cô trao đổi về những vấn đề thiết thực của chủ đề hội thảo như: đánh giá xu hướng phát triển về lĩnh vực Công nghệ IoT ở Việt Nam và trên thế giới hiện tại và tương lai; một số giải pháp thiết thực về việc nâng cao chất lượng các hệ thống điều khiển giám sát cảm biến đo lường thu thập dữ liệu và điều khiển trong Công nghiệp hiện nay, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp; các kỹ năng cần thiết cho sinh viên khởi nghiệp về lĩnh vực công nghệ mới (IoT và trí tuệ nhân tạo,.v.v…); định hướng phát triển nghề nghiệp của sinh viên năm cuối và sau khi tốt nghiệp.

Toàn cảnh Hội trường diễn ra Hội thảo

Ban tổ chức và các sinh viên khoa Điện chụp ảnh lưu niệm sau Hội thảo.

Tổng kết Hội thảo, PGS.TS. Thái Quang Vinh đã điểm lại những kết quả quan trọng mà buổi Hội thảo đã đạt được, trong đó nhấn mạnh các chuyên đề mà đại diện các nhà khoa học và doanh nghiệp đã trình bày với nhiều ý kiến phát biểu; thảo luận sôi nổi của khách mời và sinh viên như:

+ Giải pháp đo lường và giám sát thu thập dữ liệu các thông số của đề tài về một số chỉ số ô nhiễm không khí môi trường (nhiệt độ, độ ẩm, tổng lượng bụi, khí CO2, khí SO2 và PM10, PM2.5).

+ Giải pháp về truyền dữ liệu cho hệ thống quan trắc.

+ Giải pháp về quá trình thiết kế chế tạo hệ thống điều khiển; buồng lấy mẫu để đảm bảo các chỉ tiêu ô nhiễm không khí, hệ thống cảm biến, khoảng cách truyền dữ liệu,.v.v…

+ Giải pháp mẫu đo và xử lý mẫu hay một số các chỉ tiêu ô nhiễm không khí tại nhà máy công nghiệp: các dữ liệu; gói tin quá trình chuyển mạch; truyền số liệu; công nghệ Laura phản ứng với nhiễu của thiết bị; hỗ trợ truy cập trên tất cả các nền tảng; điều khiển máy tính, điện thoại, ipad, .v.v… từ xa một cách dễ dàng thông qua các phần mềm: App;  Windows, macOS, Linux, Android và iOS, web server, …

+ Giải pháp về ứng dụng công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực điều khiển tự động và quan trắc môi trường.

+ Giải pháp về chuyển giao công nghệ hoàn hảo đến người tiêu dùng; cơ sở sản xuất; các tỉnh thành phố lớn; các khu công nghiệp; .v.v…

Những giải pháp đưa ra thảo luận nhằm bổ sung trong Hội thảo, để góp phần hoàn thiện các nội dung nghiên cứu cho đề tài cấp Sở nhằm hoàn thiện thiết bị theo các chỉ tiêu đã đặt ra. Hơn nữa, thành công của Hội thảo nhằm góp phần định hướng nghiên cứu khoa học gắn với thực tiễn về lĩnh vực quan trắc môi trường không khí, giúp các Giảng viên và Sinh viên củng cố kiến thức cũng như việc ứng dụng sự phát triển công nghệ IoT vào trong lĩnh vực đo lường điều khiển thu thập dữ liệu vào các máy sản xuất công nghiệp. Từ những kiến thức lý thuyết và thực hành đã học trong nhà trường, kết hợp với những kiến thức mới mà đề tài đem lại giúp cho các bạn sinh viên có thể liên hệ vào thực tế sản xuất, định hướng được ngành học; hình thành chuẩn đầu ra theo nhu cầu của xã hội. Trên cơ sở đó, Hội thảo cũng đã đề xuất được một số nhóm giải pháp và kiến nghị đối với các doanh nghiệp và cơ quan quản lý các cấp nhằm giúp cho các doanh nghiệp có thể ứng dụng được sự phát triển của công nghệ mới IoT; AI; Điện, Điện tử;.v.v… nhằm nâng cao chất lượng điều khiển cho các hệ thống điều khiển trong công nghiệp hiện nay.

Trong không khí trao đổi sôi nổi, cởi mở, Hội thảo khoa học của Đề tài KH&CN cấp Sở Nam Định Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thiết bị quan trắc tự động một số chỉ tiêu ô nhiễm không khí trên nền tảng IoT đã thành công tốt đẹp. Hội thảo đã đạt được nhiều mục tiêu then chốt nhằm giúp kết nối giữa Chủ nhiệm đề tài, các nhà khoa học, đại diện các doanh nghiệp và các giảng viên, sinh viên và khách mời tham dự. Tiếp theo Hội thảo trước đó, Hội thảo khoa học lần này là một trong những sự kiện thường niên về Khoa học Công nghệ được tổ chức định kỳ hàng năm nhằm tạo ra cơ hội để các nhà khoa học; Giảng viên và Sinh viên trong Khoa Điện và ngoài trường có thể chia sẻ những thông tin, kiến thức liên quan đến các học phần chuyên ngành, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, hướng tới mục tiêu tự chủ trong đào tạo theo nhu cầu của xã hội và doanh nghiệp.

Bài viết: TS. Trần Đức Chuyển – Khoa Điện.

Tin tức liên quan