Khoa Điện – Tự động hóa
1. Quá trình hình thành và phát triển:
Khoa Điện tiền thân là Khoa Cơ điện, là một trong những đơn vị đầu tiên của Nhà trường. Sau các giai đoạn nâng cấp và đổi tên, đến năm 2004, Khoa Điện – Điện tử được thành lập sau khi Khoa Cơ Điện tách thành hai khoa là Cơ khí và Điện – Điện tử. Và đến năm 2015, Khoa Điện chính thức được thành lập sau khi tách Khoa Điện – Điện tử thành 2 Khoa là Khoa Điện và Khoa Điện tử theo Quyết định số 768/QĐ-ĐHKTKTCN của Hiệu trưởng Nhà trường.
Về nhân sự: Tổng số GV của khoa tính đến 31/12/2019 là 34 giảng viên cơ hữu trong đó 31 GV trong biên chế trực tiếp giảng dạy, 03 GV kiêm nhiệm là cán bộ quản lý. Trong đó, số cán bộ đạt trình độ PGS là 1 (chiếm 2,9%), Tiến sĩ là 2 (chiếm 5,8%), thạc sĩ là 29 (chiếm 85,4%), đại học là 3 (chiếm 8,8%). Đội ngũ thỉnh giảng, hợp tác NCKH, hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp… tại khoa trong các năm gần đây là 20 người, trong đó 06 PGS, 17 TS, 02 ThS. Ngoài ra, luôn tích cực đẩy mạnh công tác học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ. Hiện nay có 07 NCS và trong năm 2019 có thêm 02 GV đi học NCS. Cơ cấu tổ chức của Khoa có 02 Bộ môn là Bộ môn Điện công nghiệp, Bộ môn Điều khiển và Tự động hóa. Ban chủ nhiệm khoa có 02 người, trong đó có 01 Trưởng khoa, 01 Phó trưởng khoa. Ngoài ra còn có đội ngũ các Trưởng, phó bộ môn, trợ lý khoa, tổ trưởng, tổ phó công đoàn tham gia hỗ trợ quản lý các mặt hoạt động của Khoa.
2. Những thành tích đã đạt được:
Năm 2005-2006: Tham gia thi GV dạy giỏi cấp thành phố Hà Nội, đạt giải ba
Năm 2006-2007: Tham gia thi GV dạy giỏi cấp thành phố Nam Định, đạt giải nhì
Năm 2007-2008: Tham gia thi GV dạy giỏi cấp thành phố Nam Định đạt, giải nhì
Năm học 2013-2014:
– Tham gia thi tay nghề của Bộ Công thương, đạt 02 giải nhì ngành Tự động hóa, 02 giải khuyến khích ngành lắp đặt điện.
– Tham gia thi cuộc thi Robocon toàn quốc, đạt giải 3.
– Tham gia nghiên cứu 01 đề tài cấp Bộ Công thương, đạt loại khá.
Năm học 2014-2015:
– Tham gia nghiên cứu 01 đề tài cấp Bộ Công thương, đạt loại xuất sắc.
– Tham gia 01 đề tài cấp Nhà nước, chủ nhiệm đề tài là PGS.TS. Phạm Hữu Đức Dục, đạt loại xuất sắc.
– Tham gia nghiên cứu nhiều đề tài cấp cơ sở
– Tham gia hướng dẫn SV làm nghiên cứu khoa học.
Năm học 2015-2016:
– Tham gia thi tay nghề của Bộ Công thương đã đạt 02 giải nhất ngành Tự động hóa, 01 giải ba ngành lắp đặt điện, 02 giải khuyến khích ngành Tự động hóa thi tay nghề Quốc gia năm 2016.
– Tham gia nghiên cứu nhiều đề tài cấp cơ sở
– Tham gia hướng dẫn SV làm nghiên cứu khoa học.
Năm học 2017-2018:
– Tham gia thi tay nghề của Bộ Công thương đã đạt 01 giải Ba ngành Tự động hóa, 01 giải nhất ngành lắp đặt điện, 01 giải khuyến khích giải nhất ngành lắp đặt điện thi tay nghề Quốc gia năm 2018.
– Tham gia nghiên cứu nhiều đề tài cấp cơ sở
– Tham gia hướng dẫn SV làm nghiên cứu khoa học.
– Tổ chức thành công 05 Hội thảo khoa học.
Năm học 2018-2019:
– Nhiều cá nhân GV được tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua Bộ Công thương nhận Bằng khen của Bộ Công thương và liên đoàn lao động quận Hai Bà Trưng.
– Tham gia nghiên cứu nhiều đề tài cấp cơ sở
– Tham gia hướng dẫn SV làm nghiên cứu khoa học.
– Tổ chức thành công 05 Hội thảo khoa học.
Năm học 2019 – 2020:
Trên cơ sở hợp tác được thiết lập, năm 2019, công ty cổ phần cơ khí công nghệ cao Asimo đã tài trợ 01 máy mài OKAMOTO cho để giúp SV ngành CNKT Điện, Điện tử có điều kiện học tập tốt hơn. Đặc biệt, cũng là một trong các khoa của Nhà trường thực hiện chương trình thí điểm hợp tác đào tạo thực hành, thực tập với Doanh nghiệp (công ty Cổ phần dịch vụ kỹ thuật IBS SE, công ty Cổ phần kỹ thuật Á Châu, Công ty TNHH Phát triển công nghệ Minh Toàn) ngay từ giai đoạn thực tập cơ bản. Chương trình này giúp tăng cường chất lượng đào tạo các kỹ năng thực hành chuyên môn, thực hành nghề nghiệp cho SV, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa Khoa / Nhà trường với Doanh nghiệp, từ đó mở thêm cơ hội việc làm cho SV sau khi tốt nghiệp.
3. Cơ cấu tổ chức:
– Lãnh đạo đơn vị:
Stt |
Họ và tên |
Chức vụ |
|
1 |
PGS.TS Võ Thu Hà |
Trưởng khoa |
|
2 |
Th.S Trần Ngọc Sơn |
Phó trưởng khoa |
Trợ lý khoa: Th.S Đỗ Quang Hiệp – dqhiep@uneti.edu.vn
– Các bộ môn:
STT |
Họ và tên |
Chức vụ |
Bộ môn |
1 |
PGS.TS Võ Thu Hà |
Trưởng bộ môn |
Điều khiển và tự động hóa |
2 |
Th.S Nguyễn Đức Điển |
Phó trưởng bộ môn |
Điều khiển và tự động hóa |
3 |
Th.S Trần Đông |
Phó trưởng bộ môn |
Điện công nghiệp |
Tính đến 31/12/2019 là 34 giảng viên cơ hữu trong đó 31 GV trong biên chế trực tiếp giảng dạy, 03 GV kiêm nhiệm là cán bộ quản lý. Trong đó, số cán bộ đạt trình độ PGS là 1 (chiếm 2,9%), Tiến sĩ là 2 (chiếm 5,8%), thạc sĩ là 29 (chiếm 85,4%), đại học là 3 (chiếm 8,8%).
– Chi bộ Đảng, đoàn thể:
STT |
Họ và tên |
Chức vụ |
Ghi chú |
1 |
PGS.TS Võ Thu Hà |
Bí thư chi bộ |
|
2 |
Th.S Đỗ Quang Hiệp |
Phó Bí thư chi bộ |
|
3 |
Th.S Lê Văn Ánh |
Tổ trưởng công đoàn cơ sở NĐ |
|
4 |
Th.S Nguyễn Hải Bình |
Tổ trưởng công đoàn cơ sở HN |
4. Chức năng, nhiệm vụ:
Kể từ khi là một Khoa chuyên môn độc lập trong đào tạo nhân lực ngành Điện, Điện tử và Điều khiển và Tự động hóa và đi vào Sứ mạng chính thức, đã xác định rõ các nội dung định hướng cụ thể sau:
Triết lý giáo dục: Học để biết cách và nâng cao khả năng tự học, rèn luyện bản thân, để hòa nhập và sáng tạo.
Sứ mạng: Đào tạo, nghiên cứu dựa theo tiêu chuẩn kiểm định quốc gia, khu vực và quốc tế, trên nền tảng tri thức chuyên sâu về kỹ thuật nói chung và điện nói riêng theo định hướng ứng dụng, góp phần cung cấp nguồn nhân lực Điện, Điện tử và Điều khiển – Tự động hóa chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của xã hội góp phần vào sự phát triển bền vững của Việt Nam.
Tầm nhìn: Trở thành cơ sở đào tạo, NCKH theo định hướng ứng dụng có uy tín cao về chuyên môn lĩnh vực Điện, Điện tử, Điều khiển – Tự động hóa trên cả nước vào 2025, có thể cung ứng tốt các dịch vụ chuyển giao công nghệ, sản xuất cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Giá trị cốt lõi: Chất lượng đáp ứng nhu cầu xã hội. Chất lượng lý thuyết gắn liền với chất lượng ứng dụng thực tiễn.
– Chức năng: Là đơn vị trực thuộc Trường ĐH KT-KT CN có chức năng tham mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng triển khai thực hiện các nội dung công tác: Quản lý chuyên môn về đào tạo ngành Điện, Điện tử và Điều khiển -Tự động hóa quản lý hoạt động KHCN, xây dựng nội dung, chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu phục vụ giảng dạy và học tập; quản lý đội ngũ GV trong việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của ngành Điện, Điện tử và Điều khiển – Tự động hóa đã được phân công.
– Nhiệm vụ:
Quản lý GV và người học thuộc theo phân cấp của Hiệu trưởng;
Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục đào tạo theo kế hoạch chung của Trường, bao gồm: Xây dựng CTĐT của ngành, chuyên ngành theo quy định của Bộ GD&ĐT; tổ chức biên soạn ĐCCT HP; tổ chức phát triển CTĐT, xây dựng các Đề án, biên soạn tài liệu, giáo trình theo định hướng phát triển của nhà trường; tổ chức nghiên cứu cải tiến PPGD, học tập; xây dựng và thực hiện phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của SV, bảo đảm CĐR của người học theo cam kết đã được công bố, đáp ứng nhu cầu sử dụng của thị trường lao động;
Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động KHCN, hợp tác quốc tế; hợp tác với các tổ chức KHCN, cơ sở sản xuất, kinh doanh liên quan đến ngành nghề cơ khí; huy động sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình đào tạo của Khoa;
Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ GV ngành Điện, Điện tử và Điều khiển – Tự động hóa, cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo và NCKH, tăng cường điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo;
Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho GV, người lao động, người học; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho GV và người lao động khác thuộc khoa;
Tổ chức đánh giá CBQL, GV, nghiên cứu viên trong khoa và tham gia đánh giá CBQL trong Trường theo quy định của Nhà trường;
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng Nhà trường phân công.
Những giá trị khác biệt: Đi đầu trong việc đào tạo theo định hướng ứng dụng, đưa các kết quả đào tạo, NCKH vào thực tiễn giảng dạy và sản xuất;
4. Quy mô và năng lực hoạt động:
Mục tiêu phát triển của khoa Điện gắn liền với mục tiêu và nhiệm vụ chính trị của Nhà trường, theo sự phân công của Đảng ủy, Ban Giám hiệu để đáp ứng các yêu cầu thực tiễn. Ngoài ra, khoa Điện cũng xác định một số các mục tiêu riêng theo đặc thù của đơn vị. Các mục tiêu đề xuất dưới đây căn cứ theo các phân tích về cơ hội, tiềm năng phát triển, khả năng thực tế hiện tại của đơn vị và các khó khăn, thách thức có thể vượt qua. Cụ thể như sau:
Về cơ cấu, cơ chế quản lý
Hoàn thiện cơ cấu quản lý khoa về mặt hành chính, chuyên môn (dự kiến hết 2021);
Đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý (cùng với đề án vị trí việc làm của Nhà trường, dự kiến hết 2020) trong đó đề xuất Nhà trường giao nhiệm vụ tự chủ một số mặt hoạt động để nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý hơn nữa.
Về nhân sự
Tuyển dụng bổ sung nhân sự có trình độ chuyên môn cao, phấn đấu đến hết 2025 tổng nhân sự khoa đạt 38-40 giảng viên, trong đó số giảng viên có trình độ tiến sỹ khoảng 05 người, có 01 PGS (dự kiến hết 2025);
Tuyển dụng tối thiểu 02 kỹ thuật viên phục vụ tại các phòng, xưởng thực hành (dự kiến tuyển 01 kỹ thuật viên tại Nam Định trong 2020, tuyển thêm 01 kỹ thuật viên (1 tại Nam Định, 1 tại Hà Nội) trong 2021);
Tuyển dụng hoặc phân công 01-02 nhân sự giáo vụ khoa (dự kiến tuyển trong 2020);
Ký hợp đồng với 01-02 GS, PGS đã qua tuổi quản lý về hỗ trợ công tác chuyên môn và mở ngành đào tạo.
Về chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo, kiểm định chất lượng
Chuẩn hóa 02 chương trình đào tạo Điện, Điện tử và Điều khiển và Tự động hóa, xây dựng kế hoạch đào tạo toàn khóa chuẩn, có tính đến yếu tố phân bổ khối lượng giữa 2 cơ sở NĐ, HN và yếu tố thực hành thực tập ngay từ năm thứ 3 (hoàn thiện trong 2019);
Kiểm định thành công CTĐT ngành CNKT Điện, Điện tử (dự kiến trong 2019), tiến tới kiểm định thành công theo chuẩn khu vực (AUN-QA) (dự kiến trong 2023), kiểm định thành công CTĐT ngành CNKT Điều khiển và Tự động hóa (dự kiến trong 2025).
Về Nghiên cứu khoa học
Phấn đấu chủ trì 01 đề tài NCKH cấp Nhà nước (dự kiến 2020-2022), chủ trì 02-03 đề tài cấp Bộ, Sở hoặc tương đương (dự kiến 2020-2025), mỗi năm thực hiện thành công 08-10 đề tài NCKH cấp cơ sở (bao gồm cả đề tài NCKH cơ sở dạng trọng điểm);
Phấn đấu mỗi năm công bố 01-02 bài báo quốc tế trong hệ thống ISI, 02-03 bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành có uy tín ở Việt Nam, 05 bài báo đăng trên tạp chí KHCN trường ĐH Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp.
Về hợp tác quốc tế, quan hệ doanh nghiệp
Xây dựng bộ phận chịu trách nhiệm quản lý quan hệ doanh nghiệp của khoa (dự kiến giao trách nhiệm trong 2020, hiện tại BLĐ khoa đang kiêm nhiệm thực hiện)
Mở rộng chương trình phối hợp đào tạo thực hành với doanh nghiệp (tăng quy mô SV tham gia chương trình lên khoảng 50) (dự kiến trong năm học 2021-2022)
Tìm kiếm và triển khai chương trình hợp tác, tài trợ thiết bị từ doanh nghiệp (dự kiến cuối 2020 đầu 2021 có thêm 01 phòng tài trợ thực hành đo lường cho ngành Điện, Điện tử – hiện đã xây dựng kế hoạch và thống nhất ban đầu với doanh nghiệp tài trợ)
Xây dựng và triển khai chương trình hợp tác đào tạo theo mô hình 2+2 với 1 trường đại học có uy tín của Hàn Quốc (cho quy mô khoảng 5-10 sinh viên) (dự kiến 2021-2022)
6. Định hướng phát triển:
Định hướng phát triển về cơ cấu, cơ chế quản lý
Hoàn thiện cơ cấu quản lý khoa về mặt hành chính, chuyên môn (dự kiến hết 2021);
Đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý (cùng với đề án vị trí việc làm của Nhà trường, dự kiến hết 2020) trong đó đề xuất Nhà trường giao nhiệm vụ tự chủ một số mặt hoạt động để nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý hơn nữa.
Định hướng phát triển về nhân sự
Tuyển dụng bổ sung nhân sự có trình độ chuyên môn cao, phấn đấu đến hết 2025 tổng nhân sự khoa đạt 38-40 giảng viên, trong đó số giảng viên có trình độ tiến sỹ khoảng 5 người, có 01 PGS (dự kiến hết 2025);
Tuyển dụng tối thiểu 03 kỹ thuật viên phục vụ tại các phòng, xưởng thực hành (dự kiến tuyển 01 kỹ thuật viên tại Nam Định trong 2020, tuyển thêm 02 kỹ thuật viên (1 tại Nam Định, 1 tại Hà Nội) trong 2021);
Tuyển dụng hoặc phân công 01-02 nhân sự giáo vụ khoa (dự kiến tuyển trong 2020);
Ký hợp đồng với 01-02 GS, PGS đã qua tuổi quản lý về hỗ trợ công tác chuyên môn và mở ngành đào tạo.
Định hướng phát triển về CTĐT, KHĐT và Kiểm định chất lượng
Chuẩn hóa 02 chương trình đào tạo ngành Điện, Điện tử và Điều khiển và Tự động hóa, xây dựng kế hoạch đào tạo toàn khóa chuẩn, có tính đến yếu tố phân bổ khối lượng giữa 2 cơ sở NĐ, HN và yếu tố thực hành thực tập ngay từ năm thứ 3 (hoàn thiện trong 2019);
Kiểm định thành công CTĐT ngành CNKT Điện, Điện tử (dự kiến trong 2019), tiến tới kiểm định thành công theo chuẩn khu vực (AUN-QA) (dự kiến trong 2023), kiểm định thành công CTĐT ngành CNKT Điều khiển và Tự động hóa (dự kiến trong 2025).
Định hướng phát triển về nghiên cứu khoa học
Phấn đấu chủ trì 01 đề tài NCKH cấp Nhà nước (dự kiến 2020-2022), chủ trì 02-03 đề tài cấp Bộ, Sở hoặc tương đương (dự kiến 2020-2025), mỗi năm thực hiện thành công 08-10 đề tài NCKH cấp cơ sở (bao gồm cả đề tài NCKH cơ sở dạng trọng điểm);
Phấn đấu mỗi năm công bố 01-02 bài báo quốc tế trong hệ thống ISI, 02-03 bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành có uy tín ở Việt Nam, 05 bài báo đăng trên tạp chí KHCN trường ĐH Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp.
Định hướng phát triển về HTQT, quan hệ doanh nghiệp
Xây dựng bộ phận chịu trách nhiệm quản lý quan hệ doanh nghiệp của khoa (dự kiến giao trách nhiệm trong 2020, hiện tại BLĐ khoa đang kiêm nhiệm thực hiện)
Mở rộng chương trình phối hợp đào tạo thực hành với doanh nghiệp (tăng quy mô SV tham gia chương trình lên khoảng 50) (dự kiến trong năm học 2021-2022)
Tìm kiếm và triển khai chương trình hợp tác, tài trợ thiết bị từ doanh nghiệp (dự kiến cuối 2020 đầu 2021 có thêm 01 phòng tài trợ thực hành đo lường cho ngành Điện, Điện tử – hiện đã xây dựng kế hoạch và thống nhất ban đầu với doanh nghiệp tài trợ)
Xây dựng và triển khai chương trình hợp tác đào tạo theo mô hình 2+2 với 1 trường đại học có uy tín của Đài Loan (cho quy mô khoảng 5-10 sinh viên) (dự kiến 2021-2022)
7. Địa chỉ liên hệ:
– Cơ sở Hà Nội: Phòng 705, HA10 – Ngõ 218 Lĩnh Nam – Hoàng Mai – Hà Nội
– Cơ sở Nam Định: Phòng 204 – 353 Trần Hưng Đạo – Nam Định
– Địa chỉ email: khoadien@uneti.edu.vn