Khoa Quản trị kinh doanh tổ chức hội thảo“Phát triển doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế số tại Việt Nam”

Lượt xem: 1370

Nền kinh tế số sẽ mở ra cơ hội to lớn cho Việt Nam phát triển và hội nhập quốc tế hiệu quả hơn. Bởi lẽ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo ngày càng trở thành nhân tố quyết định đối với năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia. Công nghệ số sẽ làm thay đổi phương thức quản lý nhà nước, mô hình sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và đời sống văn hóa, xã hội.

Trong công cuộc chuyển đổi số, vai trò chủ động của doanh nghiệp là quan trọng hàng đầu. Vì vậy, cần hỗ trợ và phát huy nội lực của doanh nghiệp trong chuyển đổi số. Chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp trong nền kinh tế số phải toàn diện, cả về nhận thức, về con người và công nghệ, tổ chức quản lý… Theo đó, doanh nghiệp phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, bao gồm từ khảo sát, đánh giá hiện trạng của doanh nghiệp để xây dựng kế hoạch sản xuất thông minh với các chỉ số cụ thể; kế hoạch huy động, khai thác, bố trí, sử dụng các nguồn lực hợp lý cho chuyển đổi sang sản xuất số hóa. Thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp với một cơ cấu vận hành hiệu quả, linh hoạt, sáng tạo và chi phí rẻ. Nghiên cứu, hợp tác với các doanh nghiệp, các cơ sở nghiên cứu, các tổ chức ở trong và ngoài nước để kết nối, chia sẻ về các lĩnh vực liên quan đến phát triển doanh nghiệp số. Đồng thời, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, kết nối hệ thống sản xuất, kết nối sản phẩm với chuỗi cung ứng sản phẩm toàn cầu theo chuẩn chung của quốc gia, quốc tế.

Phát triển doanh nghiệp thông minh là một trong những tiêu chí quan trọng của nền kinh tế số – nền kinh tế thông minh; tạo nên một hệ thống sản xuất thông minh hơn, tiết kiệm các nguồn lực, giảm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp; đồng thời, giải quyết tốt những vấn đề xã hội, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.

Nét nổi bật của doanh nghiệp thông minh là khả năng hiển thị và kết nối; quá trình sản xuất được số hóa và kết nối cao để liên kết các thiết bị, máy móc, tăng cường sự chủ động, linh hoạt trong mọi hoạt động, vì thế, 08h00 ngày 28/05/2021, khoa QTKD tổ chức buổi hội thảo Phát triển doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế số tại Việt Nam”.  Hội thảo được tổ chức trực tuyến qua ứng dụng google.meet tại 2 cơ sở Hà Nội và Nam Định với sự tham gia các vị đại biểu khách mời đến từ doanh nghiệp, giảng viên và sinh viên khoa QTKD.

Thành phần tham dự hội thảo trực tuyến:

1. Về phía đại biểu khách mời: Giáo sư Tomiyama – Phó hiệu trưởng phụ trách Quốc tế – Khu vực – Trường Đại học Jigyo Sozo Daigakuin; Ông Nguyễn Duy Hồng– Phó TGĐ Công ty CP Giải pháp Chuỗi cung ứng Smartlog; Bà Ngô Phương Thảo – Giám đốc dự án giáo dục Công ty CP Giải pháp Chuỗi cung ứng Smartlog; Ông Nguyễn Văn Thọ – TGĐ Công ty Cổ phần đầu tư Thương mại Thăng Hoa; Bà Lê Thị Huyền Trang – Trưởng phòng Kinh doanh, công ty CP công nghệ MISA.

2. Về phía phòng QLKH: ThS. Nguyễn Thị Thu Hường, chuyên viên phòng QLKH.

3. Về phía khoa QTKD có: TS.Lưu Khánh Cường – Trưởng khoa QTKD; TS.Nguyễn Thị Chi – Phó trưởng khoa QTKD  cùng cán bộ, giảng viên và sinh viên trong QTKD về dự.

Mở đầu hội thảo, TS.Lưu Khánh Cường – Trưởng khoa QTKD – Chủ trì hội thảo đã có bài phát biểu để dẫn dắt, nhấn mạnh yêu cầu, mục đích của buổi hội thảo, thông qua nội dung làm việc và khai mạc, điều hành hội thảo, tiếp đó các giảng viên và các đại diện doanh nghiệp đã có các tham luận nhằm làm rõ chủ đề của Hội thảo dưới những góc nhìn khác nhau. Bên cạnh đó các vị đại biểu khách mời cũng trao đổi trực tiếp với giảng viên và sinh viên những vấn đề có liên quan trong tham luận đã trình bày.

Các tham luận trình bày:

1. Tham luận 1: Thuận lợi và khó khăn của các DN vừa và nhỏ trong điều kiện kinh tế số – ThS. Trần Thị Vân – GV khoa QTKD.

2. Tham luận 2: Phát triển nhân lực của các doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế số ở Việt Nam hiện nay – ThS.Trần Thùy  Linh &ThS. Nguyễn Thị Thu- GV khoa QTKD.

3. Tham luận 3: Nâng cao khả năng thích ứng của doanh nghiệp với môi trường công nghệ thay đổi – ThS. Hoàng Thị Chuyên – GV khoa QTKD.

4. Tham luận 4: Phát triển nguồn nhân lực theo hướng nâng cao năng lực tiếp cận tư duy sáng tạo – Giáo sư Tomiyama – Phó hiệu trưởng phụ trách Quốc tế – Khu vực – Trường Đại học Jigyo Sozo Daigakuin và ThS.Bùi Thị Xuân – GV khoa QTKD.

5. Tham luận 5: Sử dụng hiệu quả chuỗi cung ứng thông minh – ThS. Vũ Văn Giang – GV khoa QTKD.

6. Tham luận 6: Xu hướng phát triển của kinh tế số ở Việt Nam – Nguyễn Duy Hồng– Phó TGĐ Công ty CP Giải pháp Chuỗi cung ứng Smartlog.

Sau phần trình bày tham luận, các vị đại biểu, các giảng viên, sinh viên khoa QTKD đã trao đổi và thảo luận sôi nổi để làm sáng tỏ những nội dung mà các vị khách mời và các giảng viên đã trình bày trong các tham luận.

Kết thúc phần trao đổi và thảo luận, TS.Lưu Khánh Cường – Trưởng khoa QTKD tổng hợp đã tổng hợp lại những vấn đề đã đạt được và những vấn đề cần bổ sung đã trình bày trong hội thảo, đồng thời thay mặt ban tổ chức hội thảo gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các vị Đại biểu khách quý, Giảng viên và Sinh viên đã góp phần tạo nên sự thành công của buổi hội thảo.

Buổi hội thảo diễn ra trong không khí thân thiện, cởi mở, thẳng thắn trao đổi và thành công tốt đẹp, để lại ấn tượng tốt đối với giảng viên, sinh viên và các vị đại biểu khách mời đến dự.

Sau đây là một số hình ảnh của buổi hội thảo.

TS. Lưu Khánh Cường – Trưởng khoa QTKD phát biểu khai mạc hội thảo

Giáo sư Tomiyama – Phó hiệu trưởng phụ trách Quốc tế – Khu vực Trường Đại học Jigyo Sozo Daigakuin – Nhật Bản

Lê Thị Huyền Trang – Trưởng phòng Kinh doanh, công ty CP công nghệ MISA

Ông Nguyễn Duy Hồng- Phó TGĐ Công ty CP Giải pháp Chuỗi cung ứng Smartlog

ThS.Trần Thị Vân – GV khoa QTKD trình bày tham luận

ThS. Hoàng Thị Chuyên – GV khoa QTKD trình bày tham luận

ThS. Trần Thùy Linh – GV khoa QTKD trình bày tham luận

ThS. Vũ Văn Giang – GV khoa QTKD trình bày tham luận

TS. Lưu Khánh Cường – Trưởng khoa QTKD tổng kết hội thảo

Các thành viên tham gia hội thảo

Bài và ảnh: ThS. Nguyễn Tiến Mạnh

Tin tức liên quan