Khoa Khoa học ứng dụng
1. Lịch sử hình thành:
Khoa Khoa học ứng dụng ngày nay đã có lịch sử 16 năm hình thành và phát triển. Khoa được thành lập từ năm 2007 theo quyết định của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp
Hiện nay, Khoa có 2 Bộ môn: Bộ môn Toán, Bộ môn Lý – Hóa với 25 giảng viên cơ hữu trong đó có 6 tiến sĩ, 19 thạc sĩ. Khoa đảm nhiệm tổ chức việc giảng dạy các học phần về Toán học, Logic học, Vật lý, Hóa học. Song song với việc giảng dạy, Khoa luôn coi trọng và phát triển các hoạt động nghiên cứu khoa học và cộng nghệ nhằm đáp ứng các yêu cầu thực tiễn cũng như xu hướng phát triển của xã hội.
2. Kết quả đạt được:
Từ khi được thành lập đến nay Khoa Khoa học ứng dụng đã đạt được nhiều thành tích trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển chung của Nhà trường.
Tập thể Khoa đã nhiều năm đạt danh hiệu “Tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”, được trao tặng nhiều bằng khen của Bộ Công Thương.
Hàng năm toàn thể giảng viên của Khoa đều đạt chiến sỹ thi đua hoặc lao động tiên tiến. Trong đó, có nhiều giảng viên được trao tặng danh hiệu chiến sỹ thi đua Bộ Công Thương, bằng khen của Bộ Công Thương, và bằng khen của UBND Tỉnh Nam Định.
3. Quy mô và năng lực:
Khoa Khoa học ứng dụng đã kết hợp với các đơn vị khác trong và ngoài Nhà trường tham gia các đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước và cấp bộ. Mỗi năm Khoa có khoảng 4 đến 5 đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường được nghiệm thu, trong đó có nhiều kết quả được xếp loại xuất sắc.
Khoa đã công bố hơn 30 bài báo khoa học, trong đó có nhiều bài báo được đăng trên các tạp chí quốc tế uy tín thuộc danh mục SCI, SCIE, Scopus,..
Hàng năm Khoa thường tổ chức các Hội thảo khoa học theo các chủ đề nhằm trao đổi chuyên môn, học thuật giữa các giảng viên trong Khoa với các nhà khoa học và chuyên gia ngoài trường.
4. Định hướng phát triển của Khoa:
Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức nghề nghiệp, và đặc biệt là tác phong làm việc của giảng viên trong thời kỳ hội nhập.
Phối hợp với Nhà trường xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của Khoa, quy chế hoạt động của các Bộ môn trong Khoa. Tạo điều kiện, khuyến khích các giảng viên trẻ làm NCS và học thêm ngoại ngữ,…
Không ngừng thực hiện cải tiến phương pháp giảng dạy, tích cực áp dụng các thành tựu công nghệ thông tin vào giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo theo định hướng lấy người học làm trung tâm.
Xây dựng các nhóm nghiên cứu mũi nhọn trong từng Bộ môn để phát triển sâu về chuyên môn, liên tục cập nhật các kiến thức mới về nội dung môn học để điều chỉnh chương trình đào tạo phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại.
5. Ngành Khoa học Dữ liệu ra trường cơ hội việc làm:
Để đáp ứng nhu cầu và sự phát triển của nền kinh tế đất nước và thế giới trong thời đại Công nghệ số, ngày 02/3/2022, Hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế- Kỹ thuật Công nghiệp quyết định mở ngành đào tạo KHDL trình độ đại học với mã ngành 7460108.
Trong kỷ nguyên công nghiệp 4.0, sự phát triển mạnh mẽ của IoT và trí tuệ nhân tạo (AI), cùng những ứng dụng và tích hợp sâu rộng của các thiết bị công nghệ hiện đại như điện thoại thông minh hay máy tính bảng dẫn đến sự bùng nổ về dữ liệu lớn (big data). Những dữ liệu số này chứa nhiều thông tin quý giá mà nếu biết cách thu thập, khai thác và phân tích sẽ mang đến nhiều lợi ích lớn cho việc kinh doanh, nghiên cứu khoa học, dự báo thiên tai, dịch bệnh v..v
Chính vì vậy, ngành khoa học dữ liệu hiện nay đang rất phát triển, thu hút sự quan tâm đầu tư của nhiều tổ chức, doanh nghiệp và tập đoàn lớn ở nhiều lĩnh vực như khoa học- công nghệ, Marketing, tài chính, ngân hàng, và bảo hiểm.
Các nhà khoa học dữ liệu, tuy là một nghề mới nhưng rất được săn đón tại thị trường lao động, không chỉ trên thế giới mà còn tại Việt Nam. Tạp chí Harvard Business Review gọi “Khoa học dữ liệu” là “Nghề hấp dẫn nhất thế kỷ 21”. Tại Mỹ, Khoa học dữ liệu đứng đầu trong số 25 nghề tốt nhất, đứng 16 về mức lương và đứng đầu trong số 10 ngành nghề được tuyển dụng nhất hiện nay.
Riêng tại Việt Nam, trước tác động của cuộc cách mạng 4.0, nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực có năng lực về phân tích dữ liệu, đặc biệt là dữ liệu lớn đang gia tăng một cách nhanh chóng.
Dựa trên những thế mạnh trong đào tạo về Công nghệ thông tin cũng như thống kê, phân tích dữ liệu lớn trong các ngành về khoa học – công nghệ, USTH ra mắt chương trình cử nhân Khoa học dữ liệu giảng dạy bằng tiếng Anh để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực mới của thời kỳ 4.0.
6. Chương trình Đào tạo và vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
Chương trình cử nhân Khoa học dữ liệu kéo dài 4 năm với 146 tín chỉ, bao gồm:
Khối kiến thức giáo dục đại cương: 51 tín chỉ
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 95 tín chỉ (phần lý thuyết 67 tín chỉ, thực hành, thực tập, đồ án 19 tín chỉ và khóa luận tốt nghiệp 9 tín chỉ)
Khoa học dữ liệu gồm ba phần chính:
– Tạo và quản trị dữ liệu
– Phân tích dữ liệu
– Chuyển kết quả phân tích thành giá trị của hành động.
Việc phân tích và sử dụng các kết quả phân tích dựa vào ba nguồn tri thức:
– Thống kê toán học
– Khoa học máy tính
– Tri thức của lĩnh vực ứng dụng cụ thể.
Các mảng kiến thức chính của khoa học dữ liệu gồm:
– Khai thác dữ liệu (Data mining)
– Thống kê (Statistic)
– Học máy (Machine learning)
– Phân tích (Analyze)
– Lập trình (Programming).
Định hướng nghề nghiệp: Sau khi tốt nghiệp ngành Khoa học dữ liệu, sinh viên sẽ có nhiều sự lựa chọn các công việc khác nhau như:
– Chuyên viên bộ phận phân tích dữ liệu (Data Analyst) ở các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: Thương mại điện tử, marketing, tài chính ngân hàng, viễn thông,…
– Chuyên viên xây dựng và quản trị dữ liệu (Data Engineer) tại các doanh nghiệp công nghệ, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có bộ phận hoặc trung tâm dữ liệu.
– Chuyên viên hoặc quản lý các dự án khoa học dữ liệu (Data scientist).
– Chuyên viên nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp khoa học dữ liệu trong kinh doanh và quản lý doanh nghiệp.
7. Địa chỉ liên hệ:
Địa chỉ: Phòng 807- HA10, 218 Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội
Địa chỉ: 353 Trần Hưng Đạo, TP. Nam Định
Email: khoakhcb@uneti.edu.vn
Tập thể Khoa Khoa học ứng dụng
Đại hội chi bộ Khoa Khoa học ứng dụng
Hoạt động ngoại khóa của Khoa Khoa học ứng dụng