Phòng Thanh tra – Pháp chế
1. Quá trình hình thành và phát triển:
Ngày 21 tháng 12 năm 2007 Hiệu trưởng Nhà trường ban hành Quyết định số 248/QĐ-ĐHKTKTCN về việc thành lập phòng Thanh tra, Khảo thí và Đảm bảo chất lượng. Tháng 5/2014 xuất phát từ yêu cầu công việc và tình hình thực tiễn Nhà trường đã kiện toàn phòng với tên gọi mới phòng Thanh tra và Đảm bảo chất lượng. Ngày 02 tháng 12 năm 2019 Hiệu trưởng Nhà trường ban hành Quyết định số 666/QĐ-ĐHKTKTCN về việc đổi tên thành Phòng Thanh tra – Pháp chế
2. Những thành tích đã đạt được:
Bằng Khen của Bộ trưởng Bộ Công thương năm; 2015, 2016, 2017, 2018
3. Cơ cấu tổ chức
– Lãnh đạo đơn vị:
TT |
Họ và tên |
Chức vụ |
|
1 |
ThS. Đoàn Văn Đại |
Trưởng phòng |
|
2 |
ThS. Nguyễn Thị Diệu Hiền |
Phó trưởng phòng |
– Cán bộ, giảng viên tại đơn vị:
TT |
Họ và tên |
Chức vụ |
|
1 |
ThS. Phạm Thanh Loan |
Chuyên viên |
|
2 |
ThS. Nguyễn Phương Thu |
Chuyên viên |
|
3 |
ThS. Nguyễn Hải Đức |
Chuyên viên |
|
4 |
CN. Trần Thị Hoàng Tú |
Chuyên viên |
|
5 |
CN. Đặng Thị Thu Hiền |
Chuyên viên |
|
6 |
CN. Vũ Mai Anh |
Chuyên viên |
– Chi bộ Đảng: Chi bộ Phòng Thanh tra – Pháp chế
Bí thư: ThS. Đoàn Văn Đại
– Công đoàn: Tổ Công đoàn phòng Thanh tra – Pháp chế trực thuộc Công đoàn Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp
4. Chức năng, nhiệm vụ:
4.1. Chức năng:
Phòng Thanh tra – Pháp chế là đơn vị thanh tra nội bộ, tham mưu, giúp Hiệu trưởng phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý của trường, để kiến nghị biện pháp khắc phục, phòng ngừa, phát hiện vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế của trường; giúp đơn vị tổ chức cá nhân trong trường thực hiện chính sách pháp luật về giáo dục và chính sách pháp luật liên quan; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng trong phạm vi chức năng của trường theo quy định của pháp luật.
Tham mưu, tư vấn cho Hội đồng trường, Hiệu trưởng về những vấn đề pháp lý liên quan đến tổ chức, quản lý và hoạt động của Trường trên cơ sở các quy định của pháp luật; tư vấn cho Trưởng các đơn vị trực thuộc Trường thực hiện nhiệm vụ quản lý trong lĩnh vực được giao theo quy định của Nhà trường và pháp luật; tổ chức thực hiện công tác xây dựng văn bản liên quan đến công tác pháp chế, kiểm tra, rà soát văn bản, theo dõi tình hình thi hành pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật và thực hiện những công tác khác được Hiệu trưởng giao.
Chủ trì giúp Hiệu trưởng giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực giáo dục và tiếp công dân theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
4.2. Nhiệm vụ và quyền hạn:
4.2.1. Nhiệm vụ thanh tra
a) Tổ chức thanh tra, kiểm tra các mặt hoạt động về giáo dục và đào tạo trong nhà trường theo sự chỉ đạo của Hiệu trưởng. Trình Hiệu trưởng chương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm và tổ chức, phối hợp thực hiện sau khi được Hiệu trưởng phê duyệt. Theo dõi, tổng hợp tình hình công tác thanh tra, kiểm tra và báo cáo cho Hiệu trưởng;
b) Thanh tra việc thực hiện chính sách và pháp luật về giáo dục, đào tạo; việc thực hiện các cuộc vận động lớn của Bộ, Ngành cũng như của nhà trường;
c) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, quy chế đào tạo, quy chế thi cử, cấp văn bằng, chứng chỉ; việc thực hiện các quy định về giáo trình, bài giảng và điều kiện cần thiết khác đảm bảo chất lượng giáo dục đào tạo;
d) Thanh, kiểm tra công tác quản lý của các Khoa trong việc thực hiện quy định về phân công giảng viên giảng dạy đại học, chấm đồ án môn học, tiểu luận môn học, đánh giá khóa luận tốt nghiệp, phân công coi thi, chấm thi, quản lý điểm quá trình;
e) Hàng tháng tổng hợp nội dung vi phạm của cán bộ, giảng viên trong việc chấp hành quy chế giảng dạy để thông báo cho phòng tổ chức cán bộ, các đơn vị có liên quan thực hiện quy trình và hoàn thiện hồ sơ, tài liệu trình Hội đồng xét thu nhập tăng thêm xét và xử lý theo quy định;
g) Tham mưu, giúp việc Hiệu trưởng xây dựng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực trong lĩnh vực giảng dạy, giáo dục, quản lý và phục vụ người học;
h) Chủ trì và phối hợp với Ban thanh tra nhân dân giúp Hiệu trưởng giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nhà trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;
i) Phối hợp với Ban thanh tra nhân dân và các đơn vị đầu mối khác theo phân công của Hiệu trưởng để triển khai công tác: Thanh tra việc thực hiện pháp luật liên quan đến tổ chức, hoạt động của các đơn vị, tổ chức và cá nhân thuộc trường; Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật về phòng , chống tham nhũng;
j) Phối hợp với các phòng chức năng thu thập ý kiến phản hồi của người học các thông tin về nội dung, phương pháp, phong cách giảng dạy của cán bộ, giảng viên để báo cáo với Hiệu trưởng nhà trường;
k) Phối hợp với các phòng chức năng, các khoa, các đơn vị có liên quan tham mưu đề xuất với Hiệu trưởng nhà trường đề ra các biện pháp để thực hiện nghiêm túc Quy chế về đào tạo, quy định về thi và kiểm tra theo quy định hiện hành;
l) Định kỳ đánh giá tổng kết công tác và báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ với Hiệu trưởng nhà trường;
m) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và do Hiệu trưởng phân công.
4.2.2. Nhiệm vụ pháp chế
a) Tham mưu giúp Hiệu trưởng về tính pháp lý của các văn bản quy phạm nội bộ trước khi ban hành; thẩm định,rà soát, kiểm tra văn bản, hệ thống hóa văn bản quy phạm nội bộ trong trường;
b) Chủ trì hoặc tham mưu với các đơn vị liên quan tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật; phổ biến các văn bản quy phạm nội bộ của trường cho cán bộ, giảng viên, sinh viên và học viên trong trường;
c) Giúp Hiệu trưởng chuẩn bị ý kiến góp ý cho dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước gửi xin ý kiến; kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật;
d) Tham gia soạn thảo quy chế hoạt động của Trường, hệ thống các văn bản của Trường; phối hợp với Phòng Tổ chức cán bộ, các đơn vị liên quan xây dựng, kiện toàn hệ thống pháp chế của Trường;
đ)Tham gia ý kiến đối với dự thảo văn bản do các đơn vị thuộc Trường dự thảo trước khi đơn vị chủ trì soạn thảo trình Hiệu trưởng ban hành;
e) Tham mưu giúp việc Hiệu trưởng tham gia ý kiến các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan, đơn vị ngoài trường gửi lấy ý kiến;
g) Rà soát hệ thống văn bản quản lý nội bộ của Trường, kiến nghị điều chỉnh, sửa chữa những nôi dung chưa phù hợp;
h) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện pháp luật của Trường, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện pháp luật, tổng kết thực tiễn thi hành pháp luật của từng đơn vị trong trường và của toàn Trường;
i) Tham gia ý kiến với các đơn vị có liên quan về việc xử lý các vi phạm pháp luật của cán bộ, giảng viên và người học trong Trường;
k) Tham mưu, giúp việc Hiệu trưởng trong việc xây dựng van bản và thực hiện các quy định về quản lý, sử dụng văn bằng, chứng chỉ do Trường cấp;
l) Tư vấn về pháp luật cho các đơn vị, cá nhân trong Trường;
m) Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Hiệu trưởng giao.
5. Quy mô và năng lực hoạt động
Tổ chức, triển khai các hoạt động thanh tra, pháp chế trên tất cả các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Hiệu trưởng Nhà trường.
6. Định hướng phát triển:
Xây dựng phòng Thanh tra – Pháp chế đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả đúng pháp luật, đáp ứng được yêu cầu của đổi mới quản lý giáo dục đại học theo cơ chế tự chủ.
7. Địa chỉ liên hệ: Phòng Thanh tra – Pháp chế
– Cơ sở Hà Nội:
+ Nhà HA3.205, ngõ 454 Minh Khai, TP. Hà Nội
Điện thoại: 024.36339314
+ Nhà HA11.304, ngõ 218 Lĩnh Nam, TP. Hà Nội
– Cơ sở Nam Định: Nhà NA2.110, số 353 Trần Hưng Đạo, TP. Nam Định
Điện thoại: 0228.3528567
– Email: phongttpc@uneti.edu.vn