Hệ thống xưởng 5S Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử Viễn Thông Ngành Công nghệ Kỹ thuật Máy tính

Lượt xem: 2124

Để chuẩn bị chu đáo về cơ sở vất chất phục vụ các em sinh viên 02 ngành “Công nghệ kỹ thuật Điện tử viễn thông” và “Công nghệ Kỹ thuật máy tính” trong công tác thực hành thực tập; đồng thời chào đón các em học sinh PTTH 2003 đến với Khoa Điện tử; các giảng viên trong Khoa đã tiến hành hoàn thiện các xưởng thực hành theo mô hình 5S (Sàng lọc; Sắp xếp; Sạch sẽ; Săn sóc; Sẵng sàng). Mô hình 5S sẽ là nền tảng giúp các em sinh viên cải thiện và khắc phục được các thói quen không đáng có của mình, rèn luyện được những thói quen tốt và tích cực trong cuộc sống hàng ngày.

Hai ngành đào tạo của khoa là các ngành trong khối khoa học công nghệ, đào tạo chuyên môn trong lĩnh vực công nghệ cao theo định hướng ứng dụng, đáp ứng đòi hòi cấp thiết về nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

I. NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

Có thể nói tất cả các thiết bị trong cuộc sống hiện đại xung quanh ta đều có dấu ấn của ngành Điện tử Viễn thông, ví dụ như: Điện thoại thông minh, đồng hồ thông minh, máy tính, máy đọc sách, máy ảnh, đồ chơi, playstation, robot thông minh hay robot công nghiệp… đều là các thiết bị điện tử; chúng đã trở nên phổ biến đến mức hầu thông dụng trong cuộc sống hàng ngày. Đến ngay như những thẻ từ, thẻ căn cước hay thẻ ngân hàng giờ đây cũng chứa một máy tính siêu nhỏ mà hay gọi là máy tính nhúng để lưu trữ thông tin và nhận dạng; hay đến các thiết bị y tế như như máy X-Quang, máy cộng hưởng từ, máy siêu âm, máy theo dõi nhịp tim, huyết áp cũng là lĩnh vực hoạt động của ngành điện tử viễn thông.

Có thể nói, lĩnh vực Điện tử nghiên cứu và chế tạo ra các vi mạch điện tử – “bộ não” điều khiển toàn bộ hoạt động của các thiết bị thông minh. Còn lĩnh vực Viễn thông nghiên cứu và sử dụng các thiết bị để tạo nên các mạng viễn thông. Mạng lưới này truyền thông tin từ đầu phát tới đầu thu, gồm các thành phần chính: thiết bị chuyển mạch, thiết bị truyền dẫn, môi trường truyền, thiết bị đầu – cuối.

II. NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÁY TÍNH

Nhân loại đã bước vào thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mà trong đó tất cả mọi hoạt động sản xuất, dịch vụ, mọi vật dụng, mọi sản phẩm tiêu dùng, mọi hoạt động sống của con người đều được thực hiện qua các các thiết bị thông minh, kết nối trong môi trường Internet Vạn vật (IoT), nhận dạng hành vi qua trí tuệ nhân tạo AI. Máy tính không chỉ còn là những thiết bị chuyên dụng về tính toán mà phát triển thành những thiết bị điều khiển, bộ phận cơ bản và quan trọng nhất trong tất cả các thiết bị thông minh như: các loại điện thoại, máy tính bảng, thiết bị truyền thông, thiết bị gia dụng, hệ thống Robot công nghiệp, vệ tinh …Các kỹ thuật liên quan đến cả phần cứng và phần mềm trong lĩnh vực điện tử. Có thể nói, Kỹ thuật Máy tính là ngành học kết hợp kiến thức về Điện tử và Công nghệ Thông tin. Sinh viên theo học ngành này vừa có kiến thức nền tảng về kỹ thuật Điện tử vừa có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực thiết kế vi mạch điện tử, đồng thời có kỹ năng lập trình ứng dụng trên các thiết bị.

III. XƯỞNG THỰC HÀNH KHOA ĐIỆN TỬ THEO MÔ HÌNH 5S

Hệ thống xưởng thực hành khoa Điện tử đã triển khai đồng bộ theo mô hình 5S, bảo đảm nền tảng cơ bản để thực hiện các hệ thống đảm bảo chất lượng xuất phát từ quan điểm: Nếu làm việc và học tập trong một môi trường lành mạnh, sạch đẹp, thoáng đãng, tiện lợi thì tinh thần sẽ thoải mái hơn, năng suất lao động, học tập sẽ cao hơn và có điều kiện để việc áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả hơn. Phương pháp 5S được phát mình bởi người Nhật và họ đã rất tự hào khi cả thế giới áp dụng phương pháp này của họ.

Xưởng thực hành Kỹ thuật điện tử (Bao gồm 02 xưởng thực hành tại Cơ sở Nam định và 01 xưởng thực hành tại cơ sở Hà nội)

Xưởng có chức năng cung cấp cho sinh viên kiến thức, tay nghề cơ bản về đo kiểm, thi công các mạch số, mạch tương tự cũng như kỹ năng thiết kế mạch. Qua thực tập tại xưởng kỹ thuật điện tử, sinh viên ngành Điện tử Viễn thông, Kỹ thuật Máy tính bước đầu tiếp cận các kiến thức về các mạch điện tử, giúp cho sinh viên hiểu rõ thêm về quy trình thực hiện thiết kế, lắp đặt và gia công mạch; đồng thời hiểu rõ chức năng cụ thể của các thiết bị hiện có tại phòng thực hành.

Xưởng thực hành Kỹ thuật Điện tử 01 – Tại cơ sở Hà Nội

Xưởng thực hành Kỹ thuật Điện tử 02 – Tại cơ sở Nam Định

Xưởng thực hành Kỹ thuật Điện tử 03 – Tại cơ sở Nam Định

Xưởng thực hành Lập trình di động và IoT:

Xưởng có chức năng cung cấp cho sinh viên kỹ năng và tay nghề trong lĩnh vực lập trình di động (Lập trình Androind); đồng thời giúp sinh viên thu được các kiến thức, kỹ năng trong lĩnh vực thiết kế và lập trình hệ thống IoT (vạn vật kết nối qua internet).

Qua thực tập tại xưởng thực hành Lập trình di động và IoT, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức, kỹ năng về lập trình với Andoid Studio và Java để từ đó thiết kế các loại Layout, Widgets, Menu, Dialog, đọc JSON, Volley, Webservice với PHP&MySql, kỹ thuật xử lý audio và video cùng với đó là quản lý cuộc gọi, tin nhắn trên hệ thống máy ảo, thiết bị thực hành cũng như điện thoại chạy hệ điều hành Android. Trong mảng thực tập IoT, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức, kỹ năng về lập trình nhúng với Raspberry Pi và ESP32 như thu thập, xử lý dữ liệu hình ảnh, nhiệt độ, độ ẩm, màu sắc và âm thanh thông qua đường truyền hữu tuyến, vô tuyến và Cloud.

Xưởng thực hành Lập trình di động và IOT – Tại cơ sở Hà Nội

Xưởng thực hành Thu phát truyền dẫn:

Xưởng thực hành Thu phát truyền dẫn cung cấp cho sinh viên các kỹ năng về thiết kế, chế tạo và đo kiểm các mạch thu phát không dây đơn giản. Ngoài ra, sinh viên còn được thực hành mô phỏng về các phương pháp truyền dẫn tiên tiến thông qua các module chuyên dụng. Từ đó có thể hiểu sâu, hiểu kỹ hơn về các học phần lý thuyết liên quan. Sinh viên sau khi thực tập tại xưởng thực hành Thu phát truyền dẫn sẽ hiểu rõ về hệ thống truyền dẫn ở cả góc độ lý thuyết lẫn hệ thống đơn giản ngoài thực tế. Đây là cơ sở quan trọng giúp sinh viên tự tin khi bắt đầu tham gia vào các hệ thống truyền dẫn lớn ngoài thực tế.

Xưởng thực hành Thu phát truyền dẫn – Tại cơ sở Hà Nội

Xưởng thực hành Kỹ thuật truyền hình:

Xưởng thực hành cung cấp cho sinh viên kiến thức và kỹ năng nghề về mạch khuếch đại, mạch xử lý tín hiệu audio – video; các hệ thống thu phát âm thanh và hình ảnh. Qua thực tập tại xưởng Kỹ thuật Truyền hình, sinh viên sẽ nắm được cấu trúc, tác dụng của từng linh kiện, từng khối trong hệ thống khuếch đại, mạch xử lý tín hiệu audio – video cũng như các hệ thống thu phát truyền hình. Phân tích được nguyên lý hoạt động cũng như thiết kế chế tạo được các các khối, các module mạch ứng dụng.

Xưởng hệ thống viễn thông

Xưởng Hệ thống viễn thông cung cấp cho sinh viên kiến thức và kỹ năng về lắp ráp, cài đặt, vận hành các hệ thống viễn thông như hệ thống tổng đài điện thoại nội bộ, hệ thống truyền thông vô tuyến không dây. Ngoài ra các em được rèn kỹ năng tay nghề với các bài thi công mạch điều chế và giải điều tín hiệu FM, FSK, mạch tạo xung sin, xung vuông, xung tam giác… Qua các bài học này các em có kiến thức, kỹ năng nền tảng để có thể dễ dàng vận dụng vào các hệ thống viễn thông; các hệ thống mạng số liệu ngoài thực tế.

Xưởng thực hành Hệ thống viễn thông – Tại cơ sở Hà Nội

Xưởng vi xử lý – vi điều khiển:

Xưởng cung cấp cho sinh viên kiến thức về hệ thống nhúng có sử dụng các bộ vi xử lý, vi điều khiển như ARM, PIC, 8051…. Qua thực tập tại xưởng Vi xử lý, Vi điều khiển, sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử Viễn thông và Công nghệ Kỹ thuật máy tính sẽ được trang bị kỹ năng, tay nghề về thiết kế bảng mạch của hệ thống thông qua phần mềm Altium; lập trình hệ thống bằng ngôn ngữ C, Assembly thông qua Keil uVision, MPLAB IDE, MIDE-51; mô phỏng hệ thống thông qua Proteus và sửa chữa được các hệ thống nhúng có khả năng vận hành tự động.

 

 CÂU LẠC BỘ ĐIỆN TỬ SÁNG TẠO

Câu lạc bộ Điện tử sáng tạo là câu lạc bộ trực thuộc Khoa Điện tử được ra đời vào 29/09/2018, với sứ mệnh mang đến một sân chơi giúp cho các bạn sinh viên có cơ hội được cháy hết mình với đam mê sáng tạo và có thể làm chủ những ý tưởng cùng sản phẩm của mình trong lĩnh vực kỹ thuật điện tử và kỹ thuật máy tính.

Tham gia câu lạc bộ, các bạn sinh viên sẽ được hỗ trợ từ các thầy cô, từ các doanh nghiệp liên kết để có điều kiện phát huy tính sáng tạo, làm ra các sản phẩm mà mình mong muốn. Với chương trình hoạt động của câu lạc bộ, các bạn sinh viên sẽ được tham gia các cuộc thi tay nghề, các cuộc thi về khởi nghiệp sang tạo; đồng thời tham gia nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên hàng năm.

Ngoài ra, qua chương trình phối hợp của khoa Điện tử với các doanh nghiệp hàng đầu, các bạn sinh viên trong câu lạc bộ sẽ được tham gia các chương trình hướng nghiệp, các chương trình thăm quan học hỏi (Study tour), hay tham gia các khóa học kỹ năng được tài trợ từ đối tác doanh nghiệp của khoa….Từ đó, sinh viên không những sẽ phát triển về tư duy, về tay nghề mà còn có thể trau dồi các kỹ năng sống giúp ích cho cuộc sống sau này.

Văn phòng CLB Điện tử sáng tạo

Fanpage Khoa: https://www.facebook.com/KhoaDientu.UNETI

Fanpage CLB: https://www.facebook.com/CLBDientusangtao.CEC/

Tin tức liên quan