Khoa CNTT tổ chức Hội thảo khoa học “Một số vấn đề chọn lọc trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Chủ đề: Trí tuệ nhân tạo và Internet vạn vật”

Lượt xem: 672

Thực hiện chủ trương của Ban Giám hiệu Nhà trường về việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong cán bộ giảng viên và sinh viên. Vào 8h00, ngày 17/12/2022, tại phòng họp 201, HA11, 218 Lĩnh Nam và phòng trực tuyến Zoom, Khoa Công nghệ thông tin tổ chức Hội thảo khoa học “Một số vấn đề chọn lọc trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin và Truyền thông Chủ đề: Trí tuệ nhân tạo và Internet vạn vật”.

Đến tham dự buổi hội thảo có:

Về phía Nhà trường có sự tham dự của:

PGS. TS Nguyễn Hữu Quang – Phó Hiệu trưởng Nhà trường.

Về phía các vị khách mời có sự tham dự của:

PGS.TS. Nguyễn Phương Thái – Viện AI, Trường ĐH Công Nghệ – ĐH Quốc Gia Hà Nội.

TS. Nguyễn Văn Vinh – Khoa CNTT, Trường ĐH Công Nghệ – ĐH Quốc Gia, Hà Nội.

TS. Bùi Văn Tiến – Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc Gia, TP. Hồ Chí Minh

Về phía Khoa CNTT có sự tham dự của:

ThS. Nguyễn Hoàng Chiến – Bí Thư Chi Bộ Khoa CNTT

ThS. Cao Ngọc Ánh – Phó trưởng Khoa, Phụ trách Khoa CNTT

ThS. Mai Mạnh Trừng – Phó Trưởng bộ môn, phụ trách Bộ môn Hệ thống thông tin.

ThS. Vũ Văn Đốc – Phó Trưởng bộ môn Mạng máy tính và công nghệ đa phương tiện.

ThS. Bùi Văn Tân – Phó Trưởng bộ môn Hệ thống thông tin.

PGS. TS. Phạm Văn Ất.

TS. Hoàng Đắc Thắng.

Về phía phòng KHCN có sự tham dự của:

Chuyên viên Nguyễn Thị Thu Hường.

Cùng toàn thể các cán bộ giảng viên và sinh viên khoa CNTT đến tham dự hội thảo.

Hiện nay, lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence-AI) đóng vai trò trung tâm trong ngành công nghệ thông tin. AI được xem là một trong những công nghệ cốt lõi của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Những tiến bộ đột phá của AI trong vài năm gần đây đã khiến các nước trên thế giới nhận thấy xu thế phát triển tất yếu và tác động chuyển đổi to lớn, toàn diện của AI trong mọi mặt đời sống xã hội, có tiềm năng thay đổi cán cân quyền lực kinh tế, quân sự, chính trị của mỗi quốc gia. Kể từ năm 2017, một cuộc chạy đua phát triển AI giữa các nước đã thực sự bắt đầu, đặc biệt kể từ đầu năm 2018.  Về cơ bản, mục tiêu của AI là làm cho máy móc, thiết bị thông minh như con người hay là có hai giác quan giống con người đó là: (1) khả năng nhìn – hướng nghiên cứu về thị giác máy (Computer Vision); (2) khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ tự nhiên – hướng nghiên cứu về xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Processing). Nhu cầu nhân lực về AI ngày càng tăng, các Trường Đại học tăng cường các học phần về AI trong chương trình đào tạo về CNTT….. Có thể thấy rằng trí tuệ nhân tạo là một chủ đề nghiên cứu đang được quan tâm nhất hiện nay.

Từ tính cấp thiết đó, Khoa CNTT tổ chức buổi hội thảo “Một số vấn đề chọn lọc trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin và Truyền thông Chủ đề: Trí tuệ nhân tạo và Internet vạn vật”, thông qua buổi hội thảo nhằm mục đích giúp giảng và sinh viên khoa CNTT hiểu hơn về các bài toán về học máy và xử lý ngôn ngữ tự nhiên như: Xử lý ngôn ngữ tự nhiên, Cảm biến tự cấp nguồn cho IoT và AI, Giấu tin và thủy vân trong dữ liệu đa phương tiện, Kiến trúc mạng nơ-ron học sâu Transformer, giải pháp nâng cao chất lượng đội ngữ giảng viên về nhóm ngành AI và IoT.

Toàn cảnh không gian buổi hội thảo

PGS. TS. Phạm Văn Ất trình bày tham luận Phương pháp viết và công bố bài báo khoa học”

PGS.TS. Nguyễn Phương Thái trình bày tham luận “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên về nhóm ngành AI”

TS. Nguyễn Văn Vinh trình bày tham luận “Tổng quan về lĩnh vực xử lý ngôn ngữ tự nhiên

TS. Bùi Văn Tiến trình bày tham luận “Cảm biến tự cấp nguồn cho IoT và AI”

ThS. Bùi Văn Tân báo cáo tham luận “Kiến trúc mạng nơ-ron học sâu Transformer”

Sau thời gian làm việc với tinh thần nghiêm túc và trách nhiệm Hội thảo khoa học “Một số vấn đề chọn lọc trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin và Truyền thông Chủ đề: Trí tuệ nhân tạo và Internet vạn vật” đã thành công tốt đẹp. Hy vọng với những kiến thức chuyên sâu từ các bài báo cáo chất lượng sẽ giúp cho giảng viên và sinh viên nắm được các vấn đề mới thực tế về bài toán học máy, xử lý dữ liệu lớn, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, IoT để nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập.

Bài viết: Khoa Công nghệ thông tin

Tin tức liên quan