Công đoàn Trường tổ chức chương trình “Tìm hiểu lịch sử” tại khu di tích quốc gia đặc biệt – Lam Kinh Thanh Hóa
Thực hiện kế hoạch số 01/KH-CĐUneti, ngày 02/01/2024 về Công tác công đoàn năm 2024. Được sự đồng ý của Đảng ủy, Ban giám hiệu Nhà trường về việc tổ chức thực hiện kế hoạch tại Công đoàn 2 cơ sở Hà Nội và Nam Định. Sáng ngày 25/2/2024 (tức ngày 16 tháng giêng, năm Giáp Thìn) Công đoàn 2 cơ sở tổ chức chương trình “Tìm hiểu lịch sử” tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh – Thọ Xuân – Thanh Hóa.
Tham dự chương trình có: NGƯT.TS.Trần Đức Cân – Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu Trưởng; Đồng chí Nguyễn Ngọc Toản – Chủ tịch Công đoàn cơ sở Hà Nội; Đồng chí Vũ Thị Thu Huyền – Chủ tịch Công đoàn cơ sở Nam Định cùng các đồng chí trong BCH Đảng ủy; BCH Công đoàn 2 cơ sở và gần 200 đoàn viên Công đoàn đến từ các đơn vị trong Nhà trường tham dự.
Qua phần thuyết minh của các Hướng dẫn viên tại Khu di tích, giúp cho các Công đoàn viên hiểu được những nét văn hóa đặc trưng tại nơi đây và giá trị lịch sử của Dân tộc Việt Nam.
Khu di tích lịch sử Lam Kinh rộng 200 ha (huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) là nơi anh hùng Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược. Sau khi chiến thắng, năm 1428, Lê Lợi lấy niên hiệu Lê Thái Tổ, đặt tên nước là Đại Việt.
Lam Kinh vốn là đất Lam Sơn, quê hương của anh hùng Lê Lợi (1385-1433), là nơi nghĩa quân Lam Sơn dựng cờ khởi nghĩa chống giặc Minh (1418-1428). Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế (Lê Thái Tổ), lập nên vương triều Hậu Lê, đóng đô ở Thăng Long (Đông Kinh), mở ra thời kỳ phát triển mới cho quốc gia Đại Việt. Năm 1430, Lê Thái Tổ đổi tên vùng đất Lam Sơn thành Lam Kinh (Tây Kinh).
Nằm trong quần thể thứ nhất, Ngọ môn được các nhà nghiên cứu về kiến trúc cổ đánh giá là một công trình kiến trúc khá quy mô, căn cứ vào chiều rộng của nền Ngọ môn và xét về tỷ lệ quy mô các công trình kiến trúc toàn khu cung điện. Qua Ngọ môn vào đến sân rồng (còn có tên gọi là sân chầu). Sân trải rộng khắp bề ngang chính điện và đến sát thềm hai nhà tả vu và hữu vu với tổng diện tích 3.539,2m² (rộng 58,5m; dài 60,5m).
Sân rồng là lối vào khu chính điện, gồm 3 toà điện lớn xây trên nền đất rộng, cao 1,8m so với sân rồng, bề ngang 38m, chiều sâu 46m. Từ sân rồng đi lên chính điện là một thềm lớn, rộng 5m có 9 bậc với 3 lối lên, có chiều rộng không bằng nhau, lối giữa rộng 1,8m, lối bên rộng 1,21m, được trang trí hình rồng tạc tròn, thân uốn khúc,…
Đoàn dừng chân nghe thuyết minh tại Sân rồng
Tiếp đó là Vĩnh Lăng (lăng vua Lê Thái Tổ). Lăng được xây dựng trên một dải đất bằng phẳng cách điện Lam Kinh 50m, phía trước có minh đường rộng rãi và bình phong là núi Chúa, phía sau có gối tựa núi Dầu, hai bên tả, hữu có hai dãy núi tạo thế “hổ phục rồng chầu”.
Đoàn dừng chân tại Hai bên lăng mộ vua Lê Thái Tổ
Chương trình diễn ra trong không khí vui tươi, phấn khởi, thắm tình đoàn kết, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đặc biệt trong những ngày đầu xuân.
Sau đây là một số hình ảnh:
Các Công đoàn viên (CSHN) – Chụp ảnh tại Khu Di tích
Các Công đoàn viên (CSNĐ) – Chụp ảnh tại Khu Di tích
Các thành viên chụp ảnh lưu niệm tại Khu Di tích
BCH Công đoàn Trường ĐH KTKTCN
Tin tức liên quan
- 07 gương mặt sinh viên tiêu biểu, quần chúng ưu tú được Chi bộ Phòng Chính...
- Tuyên truyền, kiểm tra và nhắc nhở Sinh viên thực hiện tốt “Văn hóa học...
- Nguyễn Ngọc Ánh, sinh viên lớp ĐHTM15A1HN là một gương mặt tiêu biểu Khoa...
- Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt triển khai tổng kết việc thực...
- UNETI tổ chức trao học bổng TOYOTA năm học 2024 – 2025
- Khoa Quản trị và Marketing tổ chức hội thảo “Kinh tế tuần hoàn tại Doanh...
- Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp phối hợp đồng tổ chức...
- Sinh viên Nguyễn Thị Ngọc Anh lớp ĐHTN16A1CL – Gương mặt tiêu biểu trong hoạt...