Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp tổ chức nghiệm thu đề tài cấp cơ sở các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ / Khoa Điện Uneti

Lượt xem: 1473

Sự phát triển của công nghệ 4.0 đã và đang thay đổi công nghệ điều khiển Robot trong lĩnh vực công nghiệp tại nhà máy nơi sản xuất được hiểu là những thiết bị tự động linh hoạt, thực hiện các chức năng lao động công nghiệp của con người. Điều khiển và làm chủ được robot công nghiêp nói chung và robot hàn nói riêng đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực điều khiển; sản xuất trong công nghiệp và ngay cả trong giảng dạy Môn Kỹ thuật lập trình robot tại các nhà trường với các ngành: Công nghệ Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hoá; Công  nghệ Kỹ thuật Điện, Điện tử; Công nghệ Kỹ thuật Cơ Khí; Công nghệ Kỹ thuật Cơ Điện tử,.v.v…đang được quan tâm phát triển. Việc nâng cao chất lượng điều khiển chính xác cho robot trong công nghiệp và dân dụng, từ đó sẽ đóng góp vào quá trình nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, .v.v… trên cơ sở đó sẽ đóng góp vào việc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ công nghệ mới. Nhận thức được ý nghĩa đó Khoa Điện, Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp không ngừng đổi mới, nghiên cưu khoa học nghiên cứu nâng cao chất lượng thực hành; thực tập Kỹ thuật lập trình robot tại xưởng ở hai cơ sở 218 Lĩnh Nam – Hoàng Mai – Hà Nội và 353 Trần Hưng Đạo – Thành Phố Nam Định của Nhà trường. Từ đó Nhóm các Thầy/Cô Khoa Điện đã nghiên cứu Đề tài cấp bộ “Nghiên cứu nâng cao chất lượng điều khiển chính xác cho Robot hàn tự động có kể đến yếu tố phi tuyến bất định ứng dụng trong sản xuất công nghiệp”.

Chiều ngày ngày 24/05/2022 tại phòng họp số 402 cơ sở 456 Minh Khai, Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp đã tổ chức Hội đồng nghiệm thu đề tài cấp cơ sở nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ “Nghiên cứu nâng cao chất lượng điều khiển chính xác cho Robot hàn tự động có kể đến yếu tố phi tuyến bất định ứng dụng trong sản xuất công nghiệp”.

Các thầy, cô thành viên trong Hội đồng nghiệm thu đề tài

Tham dự hội đồng nghiệm thu có: PGS. TS. Vũ Hoàng Phương – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng; TS. Phạm Đức Đại – Phó Trưởng Khoa Điện, Điện tử, Trường Đại học Thủy Lợi, Uỷ viên Phản biện 1; TS. Phạm Trung Thiên – Trưởng Bộ môn Cơ Điện tử, Khoa Cơ Khí Trường Đại học KT – KT Công nghiệp, Uỷ viên Phản biện 2; TS. Bùi Huy Hải – Trưởng khoa Điện tử, Uỷ viên; TS. Nguyễn Anh Tuấn – Phó Trưởng Phòng Khảo thí và đảm báo chất lượng, Uỷ viên; TS. Nguyễn Danh Huy – Chủ tịch Hội Đồng Trường Điện, Điện tử / Đại Học Bách Khoa Hà Nội, Uỷ viên; TS. Đỗ Thị Minh Hạnh – Phòng KHCN, Thư ký Hội đồng. Nhóm nghiên cứu có Chủ nhiệm đề tài là TS. Trần Đức Chuyển Khoa Điện và các thành viên của Đề tài tham dự đầy đủ.

Về phía Nhà trường, có các đại biểu: TS. Nguyễn Hữu Quang – Đảng ủy viên Nhà trường; Trưởng Khoa Cơ Khí, Phụ Trách Phòng KH Công Nghệ. ThS. Đoàn Thị Diệp Uyển – Chuyên viên phòng KH CN, Quản lý trực tiếp Đề tài. Cùng đông đảo cán bộ, giảng viên Khoa Điện có mặt đông đủ.

Toàn cảnh buổi nghiệm thu đề tài cấp cơ sở nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ

Tại buổi nghiệm thu, sau phần phát biểu điều hành của Chủ tịch Hội đồng, Chủ nhiệm đề tài trình bày báo cáo tóm tắt quá trình tổ chức thực hiện đề tài, tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, nội dung nghiên cứu, những kết quả đã đạt được của đề tài. Việc nghiên cứu giải pháp làm chủ thuật toán điều khiển, làm chủ công nghệ (giải pháp về tinh chỉnh cơ khí; giải pháp về hệ thống điều khiển) trong đó có vấn đề nâng cao chất lượng điều khiển chính xác cho Robot hàn tự động ứng dụng trong sản xuất công nghiệp có tính cấp thiết và tính thực tiễn cao, góp phần giảm phụ thuộc vào yếu tố nhập khẩu phần điều khiển, phục vụ nhu cầu thực tế sản xuất. Đề tài đã ứng dụng vào trong sản xuất công nghiệp tại một số Nhà máy sản xuất cơ khí Khu công nghiệp Đồng Côi Huyện Nam trực Tỉnh Nam Định; như Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây Lắp Tiến Đạt. Và một số công ty khác trong địa bàn khu công nghiệp Hòa Xá tỉnh Nam Định; Công ty cổ phần công Cơ khí nghệ cao ASIMO,.v.v… Sản phẩm robot hàn được các doanh nghiệp đánh giá cao về mặt chất lượng; ứng dụng trong đào tạo và giảng dạy Đại học và sau đại học tại trường ĐH Kinh tế – Kỹ thuật công nghiệp. Kết quả sản xuất cho doanh nghiệp đã đem lại lợi ích kinh tế cao, tăng năng xuất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Robot hàn đã hàn được hầu hết các mối hàn chi tiết gia công cơ khí có bề dày khác nhau (dòng điện 45 đến 350A và điện áp 14 đến 36V); Sai số bám vị trí đường hàn khi hàn (0,1 đến 0,2)mm. Có gửi các quy trình công nghệ bộ bài tập thực hành tới doanh nghiệp và cơ sở đào tạo và áp dụng chuyển giao công nghệ đầy đủ.

TS. Trần Đức Chuyển – Chủ nhiệm đề tài, trình bày báo cáo tại buổi nghiệm thu

Tiếp sau phần trình bày của Chủ nhiệm đề tài, các thành viên trong Hội đồng đã đưa ra những đóng góp ý kiến góp ý để hoàn thiện hơn đối với đề tài. Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao kết quả thực hiện nghiên cứu và xây dựng được sản phẩm hệ thống điều khiển và robot hàn của Chủ nhiệm và nhóm nghiên cứu đã thực hiện. Đề tài đã thực hiện đảm bảo tiến độ, hoàn thành toàn bộ những nội dung theo hợp đồng đã ký, nội dung nghiên cứu mang ý nghĩa thực tiễn cao. Bên cạnh đó, chủ nhiệm cùng với nhóm nghiên cứu cũng cần phải hoàn thiện chỉnh sửa lại một số báo cáo, một số nội dung một cách mạch lạc, ngắn gọn hơn.

Sản phẩm mô hình tổng thể các cơ cấu hệ thống robot hàn ứng dụng trong công nghiệp và trong giảng dạy

TS. Phạm Đức Đại – Phó trưởng Khoa Điện, Điện tử, Trường Đại học Thủy Lợi đóng góp ý kiến tại buổi nghiệm thu

TS. Phạm Trung Thiên – Trưởng Bộ Môn Cơ Điện tử Uneti đóng góp ý kiến tại buổi nghiệm thu

TS. Đỗ Thị Minh Hạnh – Chuyên viên phòng KHCN Uneti đóng góp ý kiến tại buổi nghiệm thu

Sau hơn 2h làm việc tích cực và hiệu quả, Buổi nghiệm thu đề tài đã thành công tốt đẹp. Theo đó, 7/7 thành viên trong Hội đồng đều thông qua phiếu đánh giá nhiệm vụ với kết đạt kết quả cao và kiến nghị Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp thực hiện đề xuất với Vụ Khoa học Công Nghệ / Bộ Công Thương tổ chức nghiệm thu chính thức cấp Bộ.

Nhóm nghiên cứu chụp ảnh lưu niệm cùng Hội đồng nghiệm thu

Phát biểu kết thúc, PGS. TS Vũ Hoàng Phương chủ tịch hội đồng buổi nghiệm thu đã điểm lại những kết quả mà buổi bảo vệ đề tài cấp cơ sở đã đạt được. Trong đó nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng mà đề tài đã đạt được và qua đó góp phần nâng cao chất lượng trong sản xuất công nghiệp và trong giảng dạy của Nhà trường, đáp ứng vào mục tiêu tự chủ của Nhà trường trong đào tạo theo nhu cầu của xã hội.

 

Khoa Điện. Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp

Tin tức liên quan